Nhận xét Lý Thanh Chiếu

Tượng Lý Thanh Chiếu tại đài tưởng niệm Lý Thanh Chiếu, Tế Nam.

Sách Lịch sử văn học Trung Quốc có nhận xét:

Về nghệ thuật của từ thì hai phái (vừa nêu trên) đều có những ưu điểm, nhưng về phái "Uyển ước" thì quả thật không rộng rãi bằng. Chính vì Lý Thanh Chiếu bị ràng buộc bởi quan niệm truyền thống đó nên mặc dù về kỹ thuật từ của bà đạt được trình độ khá cao, nhưng nội dung tư tưởng thì không khỏi bị hạn chế nhiều...[7]

Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Huệ Chi đánh giá:

Từ của bà khéo dùng thủ pháp "bạch miêu" nói vật ngụ tình, tế nhị tinh xảo, quanh co uốn lượn, biểu đạt hết ý mình, ngôn ngữ thanh tân tự nhiên, âm luật hài hòa uyển chuyển, chiếm một vị trí riêng trên từ đàn triều Tống, được đời sau gọi là "thể từ của Lý Dị An" và đã ảnh hưởng mạnh mẽ cho các đời sau...[8]

Nhà nghiên cứu văn học Vương Chước trong "Bích Kê mạn chí" (Ghi chép tản mạn ở núi Bích Kê) khen ngợi:

Dị an cư sĩ sáng tác trường đoản cú, có tài quanh co uốn lượn lột tả hết ý người và nhẹ nhàng, khéo léo, sắc sảo mới mẻ, trăm nghìn màu sắc hình dáng hiện ra đầu ngọn bút.[9]

Bàn về bà, nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu có lời kết như sau:

Lý Thanh Chiếu là một nữ từ nhân hiếm hoi và rất giỏi âm luật. Sau khi nhà Tống bị dồn về phương nam, vợ chồng nàng cũng chạy loạn. Sau khi chồng mất, nàng lưu lạc qua các châu quận khác nhau. Từ của nàng đẹp và buồn, đầy nữ tính như có thể thấy trong bài Vũ Lăng xuân và Điểm giáng thần...[10]